Nhật Bản nổi tiếng là nước có nhiều nguyên tắc ứng xử, rất nhiều trong số đó được chúng ta áp dụng học tập theo. Vậy trong cách dạy con của người Nhật có những điểm nào nổi bật. Hãy cùng tìm hiểu 10 quy tắc ứng xử trẻ em Nhật Bản thuộc lòng ngay từ nhỏ nhé!
1. Bài học “Cảm ơn – Xin lỗi”
Cảm ơn và xin lỗi là những câu cơ bản trong giao tiếp trẻ cần được học, không chỉ ở Nhật Bản. Tuy nhiên tại đất nước mặt trời mọc thì quy tắc ứng xử này đặc biệt được coi trọng. Không chỉ được cha mẹ dạy, trẻ còn được học ở trường lớp và cũng được thực hành thường xuyên.
Khi đến lớp, việc đầu tiên trẻ phải làm là xếp hàng ngay ngắn vào lớp và sau đó là trịnh trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu buổi học. Trong quá trình học và chơi, trẻ cũng được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cám ơn và xin lỗi trong các tình huống phù hợp. Khi đến giờ ăn, trẻ sẽ cùng nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn) trước khi bắt đầu bữa ăn và nói ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn) khi đã ăn xong. Hành động này sẽ dạy cho trẻ biết cách trân trọng đồ ăn của mình, cách cảm ơn những người đã tạo ra bữa ăn và cảm ơn vì mình đã được ngồi đây, ăn bữa ăn ngon miệng này.
2. Dạy trẻ văn hóa cúi đầu chào
Trong văn hóa của người Nhật, cái cúi đầu như một lời chào, lời giới thiệu, bày tỏ sự tôn trọng hoặc lời xin lỗi của bản thân đối với người khác. Bởi thế, có thể nói trong mọi tình huống trẻ em Nhật Bản đều được dạy là phải cúi chào người đối diện vì mỗi lần cúi chào ở mỗi hoàn cảnh khác nhau nó sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Ngay cả việc cúi chào cũng cần thực hiện đúng tư thế để thể hiện sự trang trọng, lịch sự.
Trong văn hóa Nhật thường có 2 tư thế cúi chào là đứng chào và ngồi chào. Khi đứng chào cần phải thẳng lưng và chân để thể hiện sự tôn trọng người khác và tính cách thẳng thắn của mình. Khi ngồi, hai đầu gối chân phải khép vào với nhau, úp sát mu bàn chân xuống sàn nhà và hai bàn tay đặt xuống sàn khi cúi chào.
Cúi chào cần được thực hiện một cách trang trọng
3. Luôn im lặng khi người khác nói, không được ngắt lời
Đây được coi là một trong những quy tắc ứng xử vô cùng lịch sự. Mặc dù trong khi giao tiếp ai cũng hiểu người nói cần có người nghe nhưng chúng ta không quá đặt nặng việc này. Tuy nhiên tại Nhật Bản đây lại là một bài học cần thiết làm theo. Khi cha mẹ hoặc người khác nói, trẻ cần ngồi lắng nghe với tinh thần tiếp thu,không được chen ngang. Khi người khác nói xong trẻ mới được bày tỏ quan điểm của mình.
4. Muốn nói chuyện với ai đó, cần đến tận nơi chứ không được nói từ xa vọng lại
Người Nhật Bản coi trọng sự yên lặng, trật tự nhất là nơi công cộng, vì vậy việc nói vọng lại từ xa gây ồn ào, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh là điều tối kị. Trẻ nhỏ được dạy khi cần nói chuyện với ai đó, hãy lại gần chứ không nói vọng lại từ xa.Ngay cả việc trao đổi to với nhau cũng cần tránh nếu không muốn gặp phải ánh mắt khó chịu của người lớn. Việc này còn giúp cho việc trao đổi thông tin một cách rành mạch, rõ ràng.
5. Khi đi có người chắn đường thì vòng ra sau
Thêm một quy tắc ứng xử thể hiện lịch sự nữa là khi đi đường mà có người đứng chắn, tuyệt đối không đi qua trước mặt mà phải đi vòng phía sau. Người Việt Nam đôi khi cũng áp dụng quy tắc này nhưng người Nhật coi đó là luật bất thành văn và ai ai cũng cần biết.
6. Xếp hàng
Khi tới Nhật Bản bạn sẽ bất ngờ bởi văn hóa xếp hàng ở bất cứ đâu: trường học, siêu thị,… Ngay cả trong những tình huống gấp gáp thì văn hóa xếp hàng lại càng được tuân thủ chặt chẽ. Tại những nơi công cộng, trẻ được dạy tuyệt đối không chen lấn, xô đẩy.
Nhật Bản nổi tiếng với văn hóa xếp hàng
7. Giữ yên lặng nơi công cộng
Người Nhật coi trọng sự yên tĩnh nơi công cộng vì họ cần có thời gian nghỉ ngơi cũng như không gian riêng. Ngay cả khi đi xe bus họ cũng thường tranh thủ đọc sách hoặc làm việc. Có người thì chợp mắt một chút. Bởi vậy giữ yên lặng nơi công cộng là điều cần thiết. Trẻ được học cách không nói cười to, hạn chế sử dụng điện thoại trên xe bus.
8. Tự giác nhặt đồ ăn rơi vãi
Xuất phát từ tính sạch sẽ, gọn gàng và tiết kiệm, ngay từ bé trẻ em Nhật được giáo dục tự giác nhặt đồ ăn rơi vãi mà không để người lớn nhắc, đồng thời không nhờ người khác làm hộ. Nếu thức ăn còn sạch thậm chí vẫn có thể ăn tiếp tránh gây lãng phí. Đây được coi là một cách tiết kiệm đồ ăn cũng như trân trọng công sức những người làm ra nó.
9. Luôn làm việc tử tế
Tại nhiều nước cha mẹ quá quan tâm việc học của con mà quên mất rằng cần dạy con làm việc tử tế hàng ngày. Tại Nhật Bản thì khác, trẻ em được giáo dục ngay từ nhỏ cần thiết giúp đỡ mọi người xung quanh. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên nếu như bắt gặp cảnh những đứa trẻ Nhật Bản chủ động giúp đỡ mọi người. Điều này hình thành nên một đức tính đoàn kết của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ
Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao người Nhật hình thành được một truyền thống ứng xử được cả thế giới học tập theo. Ngay từ nhỏ trẻ em đã được dạy rất kĩ về kỹ năng ứng xử bởi vậy khi lớn những quy tắc đó đã ăn sâu vào máu và trở thành những tấm gương lý tưởng.
Nội dung bài viết được tổng hợp bởi giasuviet.net.vn