Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Các triệu chứng sớm của bệnh ung thư tinh hoàn là gì?

0

Các dấu hiệu và biểu hiện của bệnh ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu thường không quá rõ ràng nhưng nếu sớm nhận biết sẽ đem lại cơ hội khỏi bệnh cao hơn rất nhiều. Tìm hiểu ngay các triệu chứng sớm của bệnh trong bài sau.

1. Ung thư tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn là cơ quan sinh dục của nam giới có chức năng sản xuất và tích trữ tinh trùng. Chúng nằm trong một túi nhỏ ở bên dưới dương vật gọi là bìu. Tinh hoàn cũng là nơi sản sinh ra hormone sinh dục nam (testosterone). Đây là loại ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam, tuy nhiên lại là một trong những bệnh ác tính nhất ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi 15 đến 35.

Hình ảnh ung thư tinh hoàn
Hình ảnh ung thư tinh hoàn

2. Triệu chứng sớm của bệnh ung thư tinh hoàn

Khối u tinh hoàn ở giai đoạn đầu chỉ lớn bằng hạt đậu, sau đó lớn dần và lan sang nhiều cơ quan khác xung quanh. Do vậy, cần chú ý một số biểu hiện sớm dưới đây để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời:

  • Cảm giác đau hoặc tê ở tinh hoàn hay bìu, có thể sưng hoặc không sưng.
  • Cảm giác nặng nề ở bìu, tinh hoàn trở nên cứng hơn, kích thước nhỏ hơn hoặc lớn hơn ban đầu.
  • Cảm giác đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc háng.
  • Tích tụ dịch trong bìu khiến nó sưng to.
  • Ngực mềm hoặc phát triển. Mặc dù hiếm gặp, một số khối u tinh hoàn tạo ra hormone gây đau ngực hoặc tăng trưởng mô ngực, một tình trạng gọi là cường tuyến vú nam.
  • Đau lưng dưới, khó thở, đau ngực và đờm có máu có thể là triệu chứng của ung thư tinh hoàn giai đoạn sau.
  • Sưng 1 hoặc cả hai chân hoặc khó thở do cục máu đông có thể là triệu chứng của ung thư tinh hoàn. Cục máu đông trong tĩnh mạch lớn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Cục máu đông trong động mạch trong phổi được gọi là thuyên tắc phổi và gây khó thở. Đối với một số đàn ông trẻ hoặc trung niên, phát triển cục máu đông có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tinh hoàn.
  • Thay đổi kích thước tinh hoàn: Kích thước thay đổi là do một u nang phát triển trong mào tinh hoàn, sự to ra của các mạch máu từ tinh hoàn, sự tích tụ dịch trong màng bao quanh tinh hoàn hay tràn dịch màng tinh hoàn.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng tinh hoàn được gọi là viêm lan. Nhiễm trùng mào tinh hoàn được gọi là viêm mào tinh hoàn. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu kháng sinh không giải quyết được vấn đề, cần làm thêm xét nghiệm để không bỏ sót ung thư tinh hoàn.

Nhiều triệu chứng và dấu hiệu của ung thư tinh hoàn tương tự như các triệu chứng gây ra bởi bởi các bệnh lành tính khác nên dễ bị bỏ qua hoặc hướng điều trị không đúng. Vì vậy mà lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là hãy đi tầm soát ung thư ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh ung thư tinh hoàn.

3. Ung thư tinh hoàn thường mắc ở độ tuổi nào, yếu tố nguy cơ?

Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, độ tuổi mắc bệnh ung thư tinh hoàn trung bình33 tuổi, độ tuổi bị bệnh ung thư tinh hoàn nhiều nhất là từ 20 – 40 tuổi. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những nam giới ở các độ tuổi khác không có khả năng mắc bệnh ung thư tinh hoàn.

Hãy cân nhắc việc đi khám ung thư tinh hoàn ngay khi bạn nằm trong nhóm nguy cơ sau:

  • Người có tinh hoàn ẩn: Bình thường tinh hoàn phát triển trong bụng thai nhi và đi xuống bìu trước khi sinh. Tuy nhiên, ở khoảng 3% bé trai, tinh hoàn không xuống bìu khi sinh ra gọi là bệnh “tinh hoàn ẩn”. Ở những người bị tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 đến 14 lần so với người bình thường.
  • Có người thân trong gia đình bị ung thư tinh hoàn: Những người có cha hay anh em trai bị ung thư tinh hoàn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư tinh hoàn không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
  • Mắc bệnh HIV: Một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn
  • Tiền sử bị ung thư tinh hoàn: Khoảng 3% đến 4% bệnh nhân ung thư tinh hoàn sau khi được chữa khỏi có thể xuất hiện ung thư tinh hoàn ở bên còn lại.

4. Cách xác định ung thư tinh hoàn như thế nào?

Muốn xác định mình có bị ung thư tinh hoàn chính xác thì bạn cần đến các bệnh viện, phòng khám để được tiến hành kiểm tra, xét nghiệm:

  • Siêu âm bìu: phát hiện được 75% khối u, xác định có hay không tràn dịch màng tinh hoàn.
  • Siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: phát hiện tinh hoàn ẩn, các hạch di căn ổ bụng.
  • Xét nghiệm tế bào máu để kiểm tra các chất chỉ điểm u như: AFP, HCG và LDH.
  • Sinh thiết: Sinh thiết là thủ thuật y tế xét nghiệm với độ chính xác cao để chẩn đoán hầu hết các bệnh ung thư.

Trong các biện pháp trên thì sinh thiết là phương pháp cho kết quả chính xác nhất về bệnh ung thư. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ đinh sinh thiết khi đã qua các bước kiểm tra ở trên và thấy có dấu hiệu bất thường.

Hiện nay, có rất nhiều phòng khám đã có dịch vụ tầm soát ung thư toàn diện nên bạn có thể đặt lịch và đến khám để không mất nhiều thời gian và phải di chuyển đến các khu vực bệnh viện lớn. Bạn có thể tìm hiểu về bảng giá dịch vụ trước khi đi khám để phù hợp với điều kiện tài chính của mình.

5. Nếu mắc bệnh, điều trị ung thư tinh hoàn như thế nào?

Có 3 phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn chính gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Vào mỗi giai đoạn bệnh các bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp điều trị phù hợp nhất. Phác đồ điều trị dành cho mỗi bệnh nhân là không giống nhau, có thể sẽ kết hợp các biện pháp điều trị này cùng nhau.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn được thực hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này, người bệnh chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn là phương pháp điều trị duy nhất. Ngoài ra, nếu có thể, nó cũng được áp dụng cho các giai đoạn khác của bệnh. Phẫu thuật loại bỏ hạch cũng được sử dụng trong trường hợp khối u đã lan đến các hạch bạch huyết xung quanh tinh hoàn. Sau phẫu thuật, sử dụng nấm lim xanh giúp bệnh nhân mau chóng lành vết thương, chống nhiễm trùng.

Xạ trị

Xạ trị là biện pháp sử dụng các chùm năng lượng mạnh, như tia X, để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp xạ trị có thể được thực hiện đơn độc hoặc được thực hiện sau khi người bệnh đã phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.

Tác dụng phụ của xạ trị bao gồm buồn nôn và mệt mỏi, cũng như đỏ da và kích ứng ở vùng bụng và háng. Xạ trị cũng có khả năng làm giảm số lượng tinh trùng và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở một số nam giới, do đó người bệnh cần được bác sĩ tư vấn về các lựa chọn để bảo quản tinh trùng trước khi bắt đầu xạ trị. 

Hóa trị

Hóa trị là sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư đưa vào trong cơ thể bằng đường tiêm hoặc truyền. Thuốc sẽ đi khắp cơ thể, tiêu diệt cả tế bào ung thư và cả tế bào lành. Vì vậy, nó gây ra tác dụng phụ gồm mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sử dụng nấm lim xanh cũng có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng phụ này.

Chú ý: Hóa trị cũng có thể dẫn đến vô sinh ở một số nam giới, có thể là vĩnh viễn trong một số trường hợp, do đó người bệnh cần được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về các lựa chọn để bảo quản tinh trùng trước khi bắt đầu hóa trị.

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, bệnh nhân ung thư tinh hoàn có thể sử dụng kết hợp nấm lim xanh. Tên khoa học của Nấm lim xanh là Ganoderma Lucidum, thuộc họ Nấm linh chi. Quảng Nam, Tây nguyên, Trường Sơn là những khu vực có nhiều nấm lim xanh.

Thành phần dược chất trong nấm lim xanh giúp tiêu diệt tế bào ung thư, ức chế sự phát triển của chúng, giảm tác dụng phụ do hóa – xạ trị gây nên. Chính vì vậy, giá nấm lim xanh khá cao và bị làm giả nhiều. Bạn có thể tham khảo giá bán tại nấm lim xanh giá bao nhiêu 1kg. Người mua cần lựa chọn địa chỉ uy tín, tránh mua phải hàng kém chất lượng. 

Nấm linh chi không chỉ thích hợp sử dụng khi đã mắc bệnh ung thư mà còn nên được sử dụng để phòng chống các bệnh ung thư nói chung và ung thư tinh hoàn nói riêng. Trong nấm gồm nhiều dược chất quý có khả năng kháng tế bào ung thư rất mạnh như:

Triterpenes:

Hàm lượng Triterpenes trong nấm lim cao giúp đẩy lùi sự tấn công của các gốc tự do đối với tế bào gây nên bệnh ung thư. Ngoài ra Chất Triterpenes có tính kháng khuẩn cao, đặc tính này có công dụng chữa lành vết thương, làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư.

Lingzhi-8 Protein:

Thành phần nấm lim chứa Lingzhi-8 protein có khả năng phòng ngừa ung thư, kìm hãm sự gia tăng của tế bào ung thư, ngăn chặn di căn, nâng cao hệ miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn có hại, nâng cao chức năng các cơ quan.

Selen:

Vai trò của Se trong hệ miễn dịch và phòng chống ung thư cũng được nhiều người ca ngợi. Nhiều công trình nghiên cứu Selen với một số loại ung thư ruột, tiền liệt tuyến, da, phổi… Đã chỉ ra Selen giúp tăng cường miễn dịch, làm chậm quá trình di căn, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư. Lý do bởi Selen là chất chống oxy hóa rất mạnh, bảo vệ hiệu quả các ADN chống các gốc tự do.

Nucleotide:

Dược chất quý Nucleotide có lợi cho hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng của ruột và gan. Điều này đặc biệt có lợi cho người lạm dụng rượu bia nhiều, người mắc bệnh về gan, ruột. Nucleotide giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nucleotide giúp duy trì sự hình thành ổn định của DNA, RNA. Do đó, nếu không bổ sung đầy đủ Nucleotide, nguy cơ mắc ung thư rất lớn.

Polysaccharides:

Nhà nghiên cứu nổi tiếng Roger Mason tại Mỹ – khẳng định, Polysaccharide trong nấm lim xanh là chất kích thích miễn dịch mạnh nhất từng được biết đến, phòng ngừa sự hình thành các khối u, cả lành tính và ác tính, giảm bớt chất béo và cholesterol xấu, ổn định đường huyết, chữa lành vết thương, trẻ hóa làn da và có nhiều công dụng khác.

Polysaccharide giúp tăng cường tác dụng của nhiều loại thuốc trong hóa trị ung thư. Khi hấp thụ Polysaccharide, các tế bào miễn dịch trở nên chủ động hơn, khỏe hơn, đẩy lùi các tác nhân gây hại sức khỏe.

Axit Ganodermic:

Chất này trong nấm lim rừng có lợi ích làm trẻ hóa các mô của cơ thể và các tế bào, giúp duy trì sự trẻ trung và góp phần cải thiện sức sống, đẩy lùi tình trạng lão hóa trên da. Dược chất Ganodermic làm giảm các vấn đề bên ngoài như cháy nắng, muỗi cắn, vảy nến, vết thương hở do ngã hoặc phẫu thuật, viêm loét miệng, và chảy máu bên ngoài.

Beta Glucan:

Beta Glucan là 1 chuỗi của các phân tử glucose, được đánh giá cao bởi khả năng phòng nhiễm trùng tốt, chữa lành vết thương, nâng cao sức đề kháng và làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư. Ngoài ra, Beta Glucan phòng ngừa xơ vữa động mạch vành, giảm đường huyết trong máu giúp phòng ngừa tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

Peptidoglycans:

Chất Peptidoglycans được tìm thấy trong nấm lim xanh tự nhiên tăng cường hệ thống miễn dịch sản sinh ra các đại thực bào, tăng sinh các dòng tế bào lympho B và lympho T, tăng cường biệt hóa tạo kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch ở người.

Không chỉ có tác dụng đối với bệnh ung thư tinh hoàn, nấm lim xanh còn chứa rất nhiều dược chất bảo vệ gan rất tốt. Vì vậy mà nấm lim xanh hỗ trợ rất tốt cho những bệnh nhân ung thư gan. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại Nấm lim xanh chữa ung thư gan nếu quan tâm.

Như vậy, ung thư tinh hoàn là bệnh hiếm gặp nhưng tỷ lệ chữa khỏi thành công cao, đặc biệt là khi phát hiện sớm. Do đó, nam giới nên chú ý đến sức khỏe của mình, nếu thấy triệu chứng bất thường, hãy đến bệnh viện kiểm tra và có biện pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của nấm lim xanh:

Một số thắc mắc khác của bạn sẽ được giải đáp thêm trong các bài viết dưới đây:

6. Nên đi khám và điều trị bệnh ung thư tinh hoàn ở đâu?

Một số bệnh viện tuyến đầu trong điều trị ung thư mà bạn có thể tham khảo:

Bệnh viện điều trị ung thư tại Hà Nội

  • Bệnh viện Việt Đức – trung tâm nam học
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – phòng khám nam khoa
  • Bệnh viện Bạch Mai – trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu
  • Bệnh viện K – đơn vị nam học
  • Bệnh viện Xanh Pôn

Bệnh viện điều trị ung thư tại Tp.Hồ Chí Minh

  • Bệnh Viện Từ Dũ
  • Bệnh viện Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Nhân dân Gia Định
  • Bệnh viện Nhân dân 115
  • Bệnh viện Bình Dân
5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.