Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Ung thư tinh hoàn nên ăn gì, dùng nấm lim xanh được không

0

Nhiều bệnh nhân ung thư tinh hoàn tìm đến nấm lim xanh để hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng lại chưa hiểu rõ phương pháp dinh dưỡng lành mạnh.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng hơn 70% khả năng điều trị bệnh ung thư tinh hoàn. Do đó bệnh nhân  cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học chứ không chỉ phụ thuộc vào nấm lim xanh.

1. Người bị bệnh ung thư tinh hoàn nên ăn gì, uống gì?

Trước mổ ung thư tinh hoàn nên ăn gì?

Trước khi mổ ung thư tinh hoàn, đây là giai đoạn người bệnh cần phải đảm bảo sức khỏe thật tốt để chuẩn bị cho phẫu thuật và những điều trị sau phẫu thuật nên người nhà cần chú trọng cho ăn đủ chất, không nên quá kiêng khem.

Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm – bột đường – béo – vitamin, khoáng chất – nước. Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao….sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm cho khối u” như nhiều người vẫn lầm tưởng. Nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.

Nguyên tắc dinh dưỡng trước phẫu thuật:

  • Chế độ ăn giàu protein – năng lượng.
  • Đảm bảo cung cấp đủ kẽm, vitamin C, vitamin K.
  • Bổ sung omega 3, nên bắt đầu trước phẫu thuật 5-7 ngày và kéo dài sau phẫu thuật 5 – 7 ngày.

Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư:

  • Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm…từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò… Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.
  • Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
  • Chất béo: Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
  • Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.

Đây cũng là lúc thích hợp để sử dụng nấm lim xanh. Đây là dược liệu quý được chứng minh có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Tên khoa học của Nấm lim xanh là Ganoderma Lucidum, nằm trong họ Nấm linh chi. Quảng Nam, Tây nguyên, Trường Sơn là những khu vực có nhiều nấm lim xanh.

Lý do nấm lim rừng có vai trò tốt với bệnh nhân ung thư tinh hoàn nói riêng và bệnh ung thư khác nói chung là bởi trong nấm chứa nhiều hàm lượng Beta Glucan – là chuỗi của các phân tử glucose, giúp phòng chống nhiễm trùng, chữa lành vết thương, tăng sức đề kháng và ức chế tế bào ung thư. Chất này kích hoạt và tăng số lượng các tế bào miễn dịch cơ thể macrophage, chống lại những tác nhân gây hại, trong đó có tế bào ung thư.

Để hiểu rõ hơn về công dụng của nấm lim xanh, bạn có thể đọc thêm bài viết Tác dụng nấm lim xanh.

Sau mổ ung thư tinh hoàn nên ăn gì?

Nguyên tắc dinh dưỡng đối với người bệnh sau phẫu thuật:

  • Bắt đầu có thể bằng dịch trong hoặc dịch lỏng giàu dinh dưỡng hoặc sản phẩm nuôi dưỡng có công thức chuẩn tùy thuộc vào loại phẫu thuật và khả năng dung nạp.
  • Nuôi ăn tăng dần bao gồm cả số lượng, độ thô của thực phẩm tùy theo mức độ dung nạp.

Sau khi mổ, cơ thể người bệnh tương đối yếu và thường mệt mỏi, vì vậy cần lựa chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt. Một số lưu ý về dinh dưỡng giúp người bệnh nhanh lành vết thương như sau:

  • Vitamin A (cá, trứng, sữa, khoai tây, cà rốt, bắp cải, súp lơ xanh…): tác dụng kích thích tổng hợp collagen, kiểm soát quá trình viêm nhờ tăng sức đề kháng.
  • Sắt (thịt bò, heo, gan, hoa quả, các loại rau xanh): thiếu máu, thiết sắt dẫn đến lâu lành vết thương.
  • Kẽm (đậu nành, vừng, lạc, hàu, sò, tôm, cua, thịt bò): là yếu tố quan trọng tạo nên hương vị vị giác. Thiếu kẽm, các tế bào niêm mạc miệng rất khó cảm nhận sự kích thích của thức ăn, dẫn đến giảm sự nhạy cảm hương vị, mất cảm giác ngon miệng.
  • Vitamin C (rau củ, trái cây): giúp tái tạo tế bào, thúc đẩy quá trình liền sẹo, vận chuyển oxy đến các bộ phận cơ thể.

Ngoài những thực phẩm trên thì bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật từ 3 – 4 tuần có thể uống kết hợp nấm lim xanh để mau chóng phục hồi. Trong nấm lim xanh chứa các dược chất Germanium, polysaccharide… có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng, chống nhiễm trùng.

Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Thực phẩm đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm giác đắng hoặc có mùi tanh. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Các phương pháp sau đây có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu:

  • Súc miệng trước khi ăn.
  • Ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng).
  • Ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn ưa thích và không nên ăn nhiều thịt đỏ; sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn…

Xạ trị, hóa trị ung thư tinh hoàn nên ăn gì, uống gì?

Hóa trị, xạ trị thường dẫn đến tác dụng phụ là khiến cho người bệnh giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, góp phần làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng. Trong trường hợp này, cần lưu ý:

  • Nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tăng tiết nước bọt.
  • Tránh ăn nhiều đường.
  • Sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần trong 1 ngày.
  • Uống nhiều nước và uống từng ngụm trong vài phút…
  • Ăn chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn chính. Cách ăn này giúp người bệnh có thể ăn nhiều hơn nhưng không gây đầy bụng.
  • Bổ sung thêm năng lượng và đạm vào thực phẩm (bơ, sữa bột, mật ong, đường đen…).

Một số dinh dưỡng người bệnh cần bổ sung trong giai đoạn này là:

  • Thức ăn chứa đạm: Bệnh nhân có thể bổ sung những thực phẩm giàu đạm từ các loại thịt màu trắng như thịt gà. Có thể bổ sung cả thịt đỏ với một mức độ vừa phải
  • Thức ăn chứa chất xơ: Để bổ sung chất xơ cho cơ thể, bệnh nhân nên chọn những thực phẩm như các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan…
  • Thức ăn chứa tinh bột: Để hạn chế tình trạng tiêu chảy – tác dụng phụ thường thấy ở người đang xạ trị, hóa trị, người bệnh nên bổ sung những thức ăn chứa nhiều tinh bột như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch hay khoai lang, khoai tây…
  • Cà rốt
  • Kẹo gừng
  • Quả mọng nước
  • Hành, tỏi

Giai đoạn này, người bệnh nên sử dụng nước nấm lim xanh. Trong nước nấm lim có chứa các dược chất như Polysaccharide, Beta Glucan, Germanium… một mặt có tác dụng nâng cao sức đề kháng, một mặt làm tăng hiệu quả của các loại thuốc điều trị ung thư, làm giảm bớt tác dụng phụ của thuốc.

Sau điều trị ung thư tinh hoàn người bệnh nên ăn gì, uống gì?

Nấm lim xanh

Việc duy trì sử dụng nấm lim xanh ở giai đoạn này có chứa năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giúp người bệnh tăng sức để kháng, chống viêm hiệu quả.

Nấm lim rừng tự nhiên chứa nhiều dược chất quý Triterpenes, Germanium, Polysaccharides… có công dụng ức chế sự gia tăng và di căn của khối u ung thư, cũng như nâng cao miễn dịch của bệnh nhân bằng nhiều phương thức khác nhau như chống tăng sinh, chống di căn, chống viêm, điều hòa miễn dịch.

Video sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nấm lim xanh:

Tỏi

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong tỏi có chứa rất nhiều lưu huỳnh, acginin, oligosaccharide, flavonoid và selen… Ăn tỏi thường xuyên có khả năng ức chế hiệu quả sự phát triển của ung thư và tăng cường tái tạo ADN.

Các thành phần allyl sulfur hữu cơ trong tỏi được chứng minh là có khả năng ức chế hiệu quả sự tiến triển của các tế bào ung thư. Tác dụng này của tỏi không bị giới hạn ở mô cụ thể hoặc một chất sinh ung thư cụ thể. Giảm sự kích hoạt các chất gây ung thư là thuộc tính chính. Mặt khác, tỏi còn có cơ chế tạo ADN, dự phòng và kiểm soát tình trạng ung thư tinh hoàn.

Đối với bệnh ung thư tinh hoàn, tỏi là một phương thuốc chống ung thư hiệu quả. Theo nghiên cứu, trong tỏi có chất chống oxy hóa giúp chống ung thư tinh hoàn ở nam giới. Nếu chúng ta sử dụng tỏi hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ phát sinh các khối u, hạn chế sự hình thành các gốc tự do.

Tuy nhiên, để an toàn người sử dụng nên bóc tỏi và dập tỏi 15 phút trước khi sử dụng để chúng có thời gian oxy hóa. Như vậy sẽ đem lại khả năng chống ung thư tinh hoàn hiệu quả hơn.

Húng quế

Húng quế là loại rau thơm quen thuộc với tất cả mọi người. Nó được dùng ăn kèm với nhiều món ăn như phở, nộm, gỏi, bánh mì… Tuy nhiên, ít người biết nó còn là vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Trong húng quế chứa lượng carnosol giúp bảo vệ các tế bào ung thư. Chất monoterpen cũng là chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Trái cây giàu vitamin C

Vitamin C từ lâu được chứng minh là chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Hệ miễn dịch là cơ quan đầu tiên phản ứng với nguồn bệnh khi chúng xâm nhập và làm hại cơ thể con người. Tăng cường hệ miễn dịch giúp người bệnh có nhiều sức khỏe tiếp tục chiến đấu với ung thư tinh hoàn. 

Để bổ sung vitamin C, bạn nên ăn nhiều các loại trái cây giàu vitamin C. Nên ăn nhiều các loại quả họ cam, quýt, bưởi. Lượng vitamin C có trong các loại quả này sẽ giúp chống viêm, khử trùng, chống dị ứng cũng như các bệnh ung thư rất tốt.

Trà

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa – hàm lượng lớn các polyphenol giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn sự phát triển của chúng. Do vậy, người bệnh có thể uống 1 cốc trà xanh mỗi ngày để bổ sung các chất chống oxy hóa đó. Tuy nhiên, tránh lạm dụng, không uống nhiều, không uống lúc đói, không uống trà đặc vì nó có thể mang đến tác dụng ngược, tăng nhịp tim, gây mất ngủ.

Những thực phẩm người bị ung thư tinh hoàn nên ăn

Để lựa chọn được đúng nấm lim xanh rừng, bạn có thể tham khảo ngay những đặc điểm của nấm lim xanh chuẩn.

2. Người bị ung thư tinh hoàn không nên ăn gì, uống gì?

Cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu sống, tái, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Hạn chế ăn các loại thịt màu đỏ như lợn, trâu, bò, ngựa vì chúng là protein có cấu trúc phức tạp, khó tiêu, khó hấp thu hơn do cần tới nhiều enzyme để thủy phân. 

Ngoài ra những thực phẩm này có tính axit và còn dư chất kháng sinh, hormone tăng trọng, ký sinh không tốt cho bệnh nhân ung thư. Thịt không tiêu hóa nằm nguyên trong ruột, gây thối rữa và tạo ra chất độc cho cơ thể.

Tuyệt đối hạn chế ăn đường và đồ ngọt vì đường là dưỡng chất tuyệt vời đối với tế bào ung thư. Khi đường vào cơ thể, chúng nuôi dưỡng ung thư phát triển nhanh chóng, bệnh tiến trển nặng và làm giảm tác dụng của các phương pháp điều trị.

Chú ý hạn chế ăn các loại bột dinh dưỡng có nguồn gốc từ các loại thực phẩm biến đổi gen vì có nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng gây bệnh của chúng. Cũng nên chú ý các dinh dưỡng chế biến sẵn có sử dụng chất bảo quản, chất chống thiu, chống mốc, chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, đường hóa học đều không tốt cho người ung thư.

Cần từ bỏ các chất caffeine như cà phê, trà và sô cô la. Trà xanh chứa chất chống ung thư và là một lựa chọn tốt. Hãy uống và chế biến thức ăn từ nước lọc để loại bỏ một phần các kim nặng như sắt, asen, thủy ngân, chì, amiang… độc hại vượt ngưỡng cho phép có trong nước nhiễm bẩn.

Tham khảo thêm bài viết: Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị triệu chứng sớm của ung thư tinh hoàn !

3. Một số sai lầm trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư tinh hoàn

Nhịn ăn bỏ đói tế bào ung thư

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An, hiện nay có một quan điểm sai lầm đang tồn tại: ăn uống càng bổ dưỡng thì sẽ khiến khối u phát triển nhanh, cần phải giảm bớt việc ăn uống và “bỏ đói” khối u.

Tuy nhiên cho đến nay, chưa có chứng minh lâm sàng nào cho thấy hiệu quả của việc điều trị ung thư bằng phương pháp nhịn ăn để “bỏ đói khối u”. Ăn ít cũng không thể ngăn chặn khối u phát triển, vì khối u sẽ lấy năng lượng từ nguồn dự trữ của cơ thể, đặc biệt là khối cơ.

Hậu quả của nhịn đói là tình trạng dinh dưỡng của toàn cơ thể kém đi, thể lực giảm sút, hệ miễn dịch giảm sút dẫn tới nhiễm trùng, lâu liền vết thương…nên  ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Vì thế, không nên áp dụng nhịn ăn “bỏ đói khối u” không có cơ sở khoa học.  Khái niệm bỏ đói tế bào ung thư thực ra là phương pháp nút mạch (gây tắc mạch đến các động mạch cấp máu cho khối u, cắt đứt nguồn dinh dưỡng đến nuôi u) trong một số trường hợp khi khối u còn nhỏ. Do đó, duy trì dinh dưỡng đầy đủ mới là cơ sở nền tảng của việc điều trị.

Bồi bổ quá mức

Bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật, hóa xạ trị thường ăn uống kém, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm rõ rệt. Trong giai đoạn này nếu tích cực bồi bổ không những cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết được mà còn làm trì trệ chức năng hệ tiêu hóa, không có lợi cho sự cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh. Việc bồi bổ không nên dồn cùng một lúc mà cần phải từ từ, phù hợp với từng giai đoạn bệnh và khả năng làm việc của hệ tiêu hóa trong cơ thể, cần hỏi ý kiến bác sỹ khi chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh . Nếu người bệnh ăn uống không đủ 50% so với nhu cầu khuyến nghị kéo dài, cần thiết phải can thiệp dinh dưỡng đường tĩnh mạch phối hợp theo chỉ định của bác sỹ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chế độ dinh dưỡng của người bệnh Ung thư tinh hoàn nên ăn gì? Ung thư tinh hoàn không nên ăn gì? Bệnh nhân và người nhà cần tham khảo để xây dựng được các bữa ăn phù hợp nhất với tình trạng người bệnh, có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ điều trị. 

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.