Tem nhãn mã vạch là chi tiết nhất định phải có trên bao bì mỗi sản phẩm do nhà nước quy định. Giấy là chất liệu chính được sử dụng để in mã vạch nhiều nhất.
1. Các loại giấy in tem nhãn mã vạch
Mã vạch trước hết là một dãy ký tự có thể là số hoặc chữ số. Theo định nghĩa, mã vạch là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu chuyên biệt. Đây là 1 ký hiệu gồm tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu thị các mẫu tự, ký hiệu và con số.
Nếu mắt thường nhìn vào mã vạch bạn rất khó có thể biết được nó là gì. Nhưng chính những sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng sẽ là biểu thị thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.
Phần đọc dành cho người dùng nhận biết thông tin sản phẩm được thể hiện dưới dạng chữ số. Khi nhìn vào dãy số này người ta sẽ biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã số cho các quốc gia trên thế giới của Tổ chức GS1.
Phân loại giấy in mã vạch dựa trên các tiêu chí:
Dựa vào công nghệ in ấn có: Giấy in mã vạch trực tiếp và giấy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp.
- Giấy in mã vạch in nhiệt trực tiếp: Khi sử dụng loại giấy này, người dùng không cần trang bị thêm các loại mực in chuyên dụng. Đầu in của máy in mã vạch sẽ tác động trực tiếp lên bề mặt giấy. Chất muội than trên giấy được đốt nóng để tạo ra các dòng thông tin sản phẩm. Giấy in tem in nhiệt trực tiếp giúp tiết kiệm chi phí mực in nhưng có tuổi thọ thấp, chỉ khoảng dưới 1 năm, dễ bị mờ và trầy xước. Ngoài ra, do tiếp xúc trực tiếp với giấy in để tạo ra thông tin nên đầu in của máy cũng không bền, khó sử dụng lâu dài.
- Giấy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp: Loại giấy in mã vạch này còn được biết đến với cái tên giấy in mã vạch chuyển nhiệt. Để tạo được thông tin sản phẩm trên loại giấy này chúng ta cần sử dụng thêm mực in mã vạch. Máy in sẽ đốt nóng mực in khiến chúng nóng chảy và tạo ra nội dung mà người dùng mong muốn. Đầu in mã vạch không tiếp xúc trực tiếp với giấy nên tuổi thọ cao hơn. Chất lượng tem nhãn in từ loại giấy này thường tốt hơn, ít bị hỏng và lâu phai.
Dựa vào cách đóng gói có: Giấy dạng tờ và dạng cuộn.
- Decal dạng tờ: Giấy decal dạng tờ tồn tại dưới hai loại chủ yếu là giấy decal A4 và giấy decal A5.
- Tem nhãn dạng cuộn: Là giải pháp mã vạch chuyên nghiệp và tiện ích. Công năng của giấy decal cuộn không chỉ dừng lại ở mức quản lý hàng hóa mà còn giúp khách hàng tra cứu thông tin sản phẩm, tăng tính thẩm mỹ của hàng hóa, thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng…
Dựa vào số lượng tem một hàng: 1 tem/ hàng, 2 tem/ hàng và 3 tem/ hàng.
- Giấy decal 1 tem/hàng: Giấy in mã vạch 1 tem/hàng có cả 2 loại cảm nhiệt và truyền nhiệt.
- Giấy in mã vạch 2 tem/hàng: Về chất liệu, giấy decal cuộn 1 hàng 2 tem có cả loại decal chuyển nhiệt lẫn cảm nhiệt. Cỡ tem phổ biến của giấy decal 2 tem/hàng là 35×22 mm, 46x34mm, 50x30mm với các khổ giấy 75mm, 105mm, 110mm và chiều dài là 30m, 50m, 100m.
- Giấy in mã vạch 3 tem/hàng: Giấy decal cuộn 1 hàng 3 tem được sử dụng rộng rãi trong bán lẻ nên có tên gọi thay thế là “giấy decal 3 tem siêu thị”. Cỡ tem phổ biến nhất của loại decal 3 tem là 35x22mm, khổ giấy là 110mm, độ dài cuộn là 50m (~6000 tem), 100m (~12.000 tem), và 150m (~18.000 tem).
Hiện nay, Sơn Nguyên là một đơn vị có thế mạnh về in tem nhãn mã vạch. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ của đơn vị này, bạn có thể tìm hiểu tại in decal tem nhãn giá rẻ.
2. Cách chọn giấy in tem nhãn mã vạch phù hợp
Chọn đúng loại giấy in phù hợp sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời tránh lãng phí. Những sản phẩm đắt tiền, cần bảo quản cẩn thận, chọn giấy “xịn”, đắt tiền. Những loại tem nhãn dùng trong ngày thì nên dùng loại giấy giá rẻ. Một số lưu ý khi chọn giấy in tem nhãn mã vạch như sau:
Chọn giấy phù hợp với mục đích sử dụng
Bạn chọn giấy in tem mã vạch cho sản phẩm nào (quần áo, thuốc, đồ ăn, đồ uống, đồ sống,…)? Sản phẩm đó được bảo quản trong điều kiện bình thường hay điều kiện đặc biệt (đông lạnh, phải giã đông, ngâm nước,…)? Câu trả lời cho 2 vấn đề này sẽ quyết định loại giấy in tem nhãn phù hợp.
- Giấy decal thường: Chúng được ứng dụng rộng rãi trên các sản phẩm chúng ta thấy hàng ngày trong các cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, cửa hàng bán lẻ, siêu thị,…
- Giấy decal nhựa PVC: Decal PVC thường được ứng dụng trong lĩnh vực Logistic (đường biển, đường hàng không,…). Ngoài ra, loại giấy in mã vạch này còn được sử dụng cả trong in tem nhãn đính trên các loại trang sức, nữ trang.
- Giấy decal Xi bạc: Đây là loại giấy in mã vạch chuyên dụng cho lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các ngành điện tử, sản xuất linh kiện, phụ kiện, cơ khí,…
- Giấy in nhiệt trực tiếp: Vì chi phí thấp nên nó được sử dụng cho ngành hàng tiêu dùng nhanh, lĩnh vực bán lẻ (như các siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…).
- Giấy in truyền nhiệt gián tiếp: Giấy được ứng dụng nhiều để in tem mã vạch dán lên các sản phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm, bao bì, thiết bị cơ khí và điện tử, y tế, thủy hải sản… Vì giá khá cao nên loại giấy này thường được sử dụng in mã vạch cho những sản phẩm cao cấp.
- Giấy decal cảm nhiệt 1 tem/hàng: thường được dùng để in mã vạch cho shop bán lẻ, in tem nhãn cân điện tử trong siêu thị (tem cân điện tử), cỡ tem phổ biến là 40x30mm và 58x40mm.
- Giấy decal cảm nhiệt 2 tem/hàng: Loại giấy này được khuyên dùng in tem mã vạch dán lên các sản phẩm không đòi hỏi quá cao về độ bền của mực in mã vạch, lưu hành trong môi trường ổn định, lành tính, không tiếp xúc với dung môi hóa chất
Chọn giấy phù hợp với máy in
Thông thường thị trường phân ra làm 2 loại máy in: máy in để bàn và máy in công nghiệp. Do kích thước khác nhau nên chúng sẽ phù hợp với khổ giấy khác nhau. Do đó, bạn kiểm tra xem máy in của mình thuộc loại nào trước khi đặt giấy.
- Máy in để bàn: chỉ sử dụng được cuộn giấy tối đa 50 mét, khổ tối đa 105mm.
- Máy in công nghiệp: sử dụng cuộn 100 đến 150 mét, khổ giấy 108 đến 165mm.
Việc chọn giấy in mã vạch cũng cần lưu ý nhiều yếu tố, cân nhắc kỹ lưỡng sao cho tem nhãn hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó và doanh nghiệp vẫn tiết kiệm được chi phí. Xưởng in Sơn Nguyên cung cấp dịch vụ in decal tem nhãn giá rẻ, doanh nghiệp có thể tham khảo để in tem nhãn cho mặt đơn vị mình sản xuất với mức giá tốt, chất lượng hợp lý.
Tìm hiểu thêm:
Thông tin được chia sẻ bởi Sơn Nguyên – xưởng in uy tín tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu in tem nhãn, in quảng cáo, in catalog,… bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:
Công ty cổ phần in Sơn Nguyên
Địa chỉ: Đội 8 Vĩnh Trung, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội
Chi nhánh: Số 58, tổ 7, khu ga, Thị trấn Văn Điển, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội
Hotline: 0979 26 22 30
Email: congtyinsonnguyen@gmail.com
Website: sonnguyen.com.vn