Để chống thấm hiệu quả cho tường nhà, bạn cần phân loại tường và mức độ bị ẩm mốc là bao nhiêu từ đó tính toán phương án tối ưu và tiết kiệm nhất. Dưới đây là chi tiết cách chống thấm cho hai loại tường nhà, tường cũ và tường mới để đạt được hiệu quả cao nhất!
Tường nhà do phải tiếp xúc với nhiều tác động của môi trường (ánh nắng mặt trời, mưa gió…) khiến các kết cấu bên trong bị hư hại, đê bị thấm nước. Làm thế nào để tường nhà không bị thấm nước nữa?
Chống thấm ngay từ khi xây dựng
Quá trình xây tường nhà không thể thiếu vữa, tuy nhiên, trong thành phần vữa có chứa vôi khiến mạch tường bị ẩm, lâu khô, cộng với điều kiện thời tiết bất lợi (mưa nhiều), nước sẽ ngấm vào trong tường làm cho các lớp sơn bị loang mốc. Do đó, ngay từ khâu xây dựng, hãy chống thấm cho tường nhà bằng cách sử dụng vữa xây là hỗn hợp cát vàng và xi măng theo tỷ lệ 3 – 4 phần cát và 1 phần xi măng.
Với tường mới dùng bay miết mạnh các mạch vữa để không còn khe hở, không tạo điều kiện cho nước len lỏi vào mạch tường
Khi xây, dùng bay miết mạnh các mạch vữa để không còn khe hở, không tạo điều kiện cho nước len lỏi vào mạch tường. Đến khâu trát tường cũng nên sử dụng hỗn hợp vữa này bởi chúng dễ khô lại vô cùng rắn chắc, đảm bảo nước không thể thấm từ bên ngoài vào bên trong tường. Sau khi tô trát tường được 20 ngày thì tiến hành sơn lót rồi lăn sơn nước, đảm bảo lớp sơn sẽ có độ bám chắc tốt hơn và tuổi thọ lâu hơn.
Các bước cần xử lý trước khi xử lý chống thấm tường nhà.
- Tường nhà cần phải được kiểm tra kỹ càng trước khi thi công, phát hiện các vết nứt, lỗ , các khu vực hồ vữa yếu.
- Đối với các vết nứt và lỗ cần phải đục hình chữ V với độ sâu khoảng 1,5-2cm, sau đó trám kín bằng vật liệu chống thấm như: phụ gia chống thấm trộn bê tông, thanh trương nở,…
- Các khu vực vữa yếu hoặc lồi lõm cần được đục bỏ rồi dùng vật liệu chống thấm trám cho phẳng.
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tường bằng nước, chổi sắt, máy hút bụi công nghiệp,… để đảm bảo độ bám dính tối đa cho vật liệu chống thấm.
- Tiến hành thi công sử dụng vật liệu chống thấm thích hợp.
Có thể bạn quan tâm: Nội thất 190 pro cung cấp các mẫu ghế xoay lưới văn phòng với chất liệu lưới bền đẹp, chống đau lưng, hiện đại và thoải mái. Mời bạn tham khảo những sản phẩm ghế xoay lưới 190 và lựa chọn nhé.
Chống thấm cho tường cũ
Quy trình chống thấm cho tường cũ bao gồm làm sạch bề mặt tường, cạo lớp vôi hoặc sơn nước cũ, xử lý chống thấm, trát bột trét tường và lăn sơn. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây thấm nước nên cần lưu ý đến những nguyên nhân này để có cách chống thấm cho đúng.
Với tường cũ bị thấm nước và ẩm mốc nên giải quyết chống thấm cho cả 2 mặt tường
– Nếu tường nhà bị thấm nước và ẩm mốc ở vị trí tiếp giáp với tường nhà đang xây bên cạnh thì cần giải quyết triệt để chỗ tiếp giáp này bằng cách xử lý chống thấm cho cả 2 bề mặt tường, nhất là nơi tiếp giáp.
– Nếu tường nhà bị thấm nước và ẩm mốc ở khu vực nhà vệ sinh hoặc hộp kỹ thuật thì tiến hành sử dụng phụ gia chống thấm và màng chống thấm để phủ lên cả bề mặt phía trong lẫn phía ngoài nơi ẩm mốc.
– Nếu tường nhà bị ẩm mốc ở những vị trí cần trang trí thì có thể sử dụng vật liệu chống thấm có tính năng trang trí như gạch inax, giấy dán tường hay gỗ ốp để ốp lên mảng tường, tạo một điểm nhấn ấn tượng mà lại có thể ngăn chặn được ẩm mốc. Với tất cả các phương pháp chống thấm trên, bảo đảm gia đình sẽ sở hữu một không gian sống sạch, đẹp và an toàn.
Bạn có thể tham khảo thêm 4 cách chống thấm hiệu quả cho tường nhà để chọn phương án phù hợp với nhà mình.
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Cạo sạch sơn bị bong tróc bằng bàn chải cứng.
- Bước 2: Dùng hoá chất tẩy rửa và diệt rêu mốc.
- Bước 3: Dùng hồ vữa chát vào những vết nứt bằng bột trét chuyên nghiệp. Phủ lớp sơn chống kiềm chờ sơn tự khô rồi phủ 1 -2 lớp sơn chống thấm lên trên.
Bài viết được alphacojsc.com tổng hợp và chia sẻ.