Làm thế nào để hạn chế chi phí phát sinh khi xây nhà? Vấn đề làm đau đầu nhiều gia chủ này có thể được kiểm soát nếu bạn chú ý đến quá trình xây dựng ngay từ khâu chuẩn bị.
Các chi phí phát sinh thường gặp khi xây nhà
Chi phí phát sinh thường là những chi phí xây nhà bị phát sinh thụ động mà chủ nhà và công ty xây dựng không tính toán được trong quá trình chuẩn bị, dẫn đến làm đảo lộn kế hoạch tài chính của gia chủ cũng như tiến độ thi công xây dựng công trình của nhà thầu xây dựng, dễ dàng liệt kê một số chi phí phát sinh thường thấy là:
- Quá trình thi công gây ảnh hưởng lên công trình lân cận dẫn đến việc thương lượng đền bù, khắc phục hậu quả thường xảy ra ở những đơn vị thầu nhỏ lẻ, không có giấy phép đăng ký kinh doanh hay pháp lý về xây dựng yếu kém.
- Bị các đơn vị chức năng xử phạt do vi phạm trong quá trình thi công như sai giấy phép, sai mật độ…
- Quátrình khảo sát thiết kế thiếu tính thực tiễn của đơn vị thiết kế hay cá nhân kiến trúc sư do chủ nhà thuê dẫn đến việc phải sửa đổi giữa chừng để phù hợp với thực tế.
- Lựa chọn vật tư không đáp ứng được như cầu sử dụng dẫn đến thay đổi, chỉnh sửa.
- Thay đổi quy mô xây dựng công trình như tăng thêm tầng cao, tăng thêm diện tích, tăng thêm hạng mục mà trong quá trình thương lượng tính toán xây dựng chưa đề cập đến trước đó…
Có những loại phát sinh gia chủ sẵn sàng chấp nhận vì là quyết định, lựa chọn thay đổi của mình, song cũng có những chi phí phát sinh rất khó chấp nhận vì giống như từ trên trời rơi xuống gia chủ không có sự chuẩn bị dự liệu cho những trường hợp đó làm ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà, tăng thêm chi phí đầu tư hay nặng hơn là dính tới chính quyền, thưa kiện dẫn đến việc đình chỉ ngưng thi công.
Đã làm nhà thì phải có thay đổi và chỉnh sửa dù ít dù nhiều. Để hạn chế ở mức tối đa chi phí phát sinh cho những việc vừa nêu trên, chúng tôi khuyên khách hàng và các bạn phải làm tốt khâu chuẩn bị như lên ý tưởng thiết kế hồ sơ, dự trù kinh phí cũng như nhờ nhà thầu xây dựng uy tín tư vấn và lên dự toán. Cũng giống như bao việc khác trong cuộc sống, quá trình chuẩn bị tốt sẽ giúp ích cho việc tiết kiệm được thời gian và chi phí, làm nhà cũng vậy nếu có kế hoạch hay quyết định xây nhà trong tương lai gần thì các bạn trước khi bắt tay khởi công hãy đầu tư cho việc chuẩn bị càng nhiều càng tốt. Có như thế mới có thể hạn chế được việc phát sinh chi phí cũng như phòng tránh được nhiều rủi ro không đáng có. Ngoài ra còn rất nhiều li dó khác nữa bài viết Chi phí xây nhà có thể vỡ kế hoạch do đâu? sẽ giúp bạn có những cái nhìn khái quát hơn vê vấn đề này.
Cần chuẩn bị những gì và chuẩn bị như thế nào để hạn chế phát sinh chi phí xây nhà?
Theo kinh nghiệm và quan sát trong quá trình xây dựng của Louis thì đầu tiên các bạn phải dự liệu được chi phí xây dựng cho ngôi nhà của mình, việc này là quan trọng nhất và chi phối rất nhiều quyết định sau này của các bạn. Vì vậy, trước khi bắt tay làm bất cứ việc gì các bạn phải có tính toán và dự liệu cho bước này sao cho gần chính xác nhất, nếu kinh nghiệm và kiến thức của bạn chưa thể tính toán chính xác được cũng không sao. Hãy tìm một nhà thầu xây dựng uy tín trên địa bàn thành phố, họ sẽ dự trù kinh phí theo yêu cầu cơ bản đồng thời tư vấn cho bạn những điều cần thiết khi xây dựng giống như chúng tôi đang làm cho khách hàng và hoàn toàn miễn phí, vấn đề là bạn phải thu xếp thời gian để đến hỏi họ mà thôi.
Để giảm bớt chi phí trong việc mua sắm các thiết bị nội thất không gian phòng làm việc ở nhà bạn nên tham khảo mua bàn ghế làm việc giá rẻ, tủ tài liệu của Hòa Phát tại: noithathoaphat.pro
Thường có những công việc chính và chi phí trong quá trình làm nhà mà Louis sẽ liệt kê nhanh để các bạn tham khảo:
- Chi phí đầu tư xin phép xây dựng bao nhiêu tiền?
- Chi phi đầu tư thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công và các chi phí khoan khảo sát địa chất (nếu cần) hết bao nhiêu tiền?
- Chi phí làm móng (cọc) hết bao nhiêu tiền?
- Chi phí xây dựng phần thô hết bao nhiêu tiền?
- Chi phí mua sắm các vật liệu và trang thiết bị hoàn thiện hết bao nhiêu tiền?
- Chi phí mua sắm đồ nội thất và các trang thiết bị điện, điện tử cần thiết khi hoàn thành căn nhà hết bao nhiêu tiền?
- Chi phí dành cho việc hoàn công cập nhật sổ mới hết bao nhiêu tiền?
- Dự liệu bao nhiêu để phòng ngừa trường hợp phát sinh chi phí không mong muốn?
Đến đây thì việc cộng dồn tất cả chi phí là của bạn và xem xét với ngân sách mình có có đủ thực hiện việc xây nhà được chưa? Rất rất nhiều các bạn xem nhẹ bước này do bận rộn công việc cơ quan nên thường không phân tích tính toán kỹ, nóng vội thực hiện ngay việc thuê công ty thiết kế, nhà thầu thực hiện công việc đến khi phát hiện mình hụt vốn thì đã muộn, nếu biết trước có thể bạn sẽ đợi đến khi đủ vốn mới xây nhà hoặc tiết giảm quy mô xây dựng, quy mô đầu tư hoàn thiện cho đủ với khả năng tài chính của mình, nhưng tiếc thay mọi việc đang thực hiện dở dang có muốn làm lại cũng không được dẫn đến phải vay nợ không mong muốn. Hãy làm kỹ bước này, càng kỹ càng tốt để niềm vui khi căn nhà mới hoàn thành được trọn vẹn.
Sau khi tính toán bước này và thấy được khả năng tài chính của mình có thể đầu tư xây dựng được, các bạn mới tiến hành các bước tiếp theo theo trình tự các câu hỏi chuẩn bị như vừa nêu ở trên. Ở các bước tiếp theo quan trọng nhất để tiết giảm chi phí phát sinh là ở khâu làm việc với đơn vị thiết kế càng kỹ càng tốt, chỉnh sửa hồ sơ thiết kế cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng nhất về phong cách, về thẩm mĩ về không gian về trang thiết bị nội thất phù hợp với mong muốn của mình nhất mới dừng lại và tính toán cho kế hoạch khởi công xây dựng. Dù sao chỉnh sửa trên hồ sơ thiết kế sẽ không bị tốn tiền như chỉnh sửa trong quá trình xây dựng thực tế, nên bạn càng suy nghĩ càng sửa nhiều trong giai đoạn thiết kế càng tốt nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng là căn nhà hoàn thành tỉ lệ hài lòng của bạn là cao nhất theo khả năng tài chính của mình.
Trong quá trình xây dựng phần thô, để phòng tránh chi phí phát sinh thụ động do việc thi công gây ảnh hưởng, ngưng trệ các bạn phải có ràng buộc rõ ràng với nhà thầu về điều khoản này để họ có trách nhiệm chịu các chi phí phát sinh thụ động như việc thi công vi phạm, thi công gây ảnh hưởng. Làm được đến đây thì mọi việc coi như sẽ nhẹ nhàng, các chi phí phát sinh chủ động do việc các bạn lựa chọn tăng quy mô, tăng diện tích, tăng hạng mục công việc làm thêm nếu có thì cũng đã nằm trong tính toán của mình nên các bạn hoàn toàn không sợ các chi phí phát sinh chủ động này.
Xem thêm: Bí quyết xây nhà chống nóng không lo tốn điện
Cuối cùng là việc chọn vật tư hoàn thiện phù hợp với xu hướng và quỹ đầu tư của gia chủ cũng hết sức quan trọng, nên cân nhắc các hạng mục sử dụng hàng ngày như cửa, thiết bị nhà bếp, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện, vật liệu sơn tường đầu tư loại tốt nhằm ít hỏng hóc dẫn đến việc sửa chữa tốn kém, các hạng mục trang trí còn lại hầu như ít hỏng hóc chỉ cần đầu tư vừa phải trong khả năng tài chính của mình để tiết kiệm, tránh chạy theo tâm lý thích hàng đắt tiền hay sính ngoại dẫn đến chi phí cho phần hoàn thiện bị đẩy cao hơn sơ với dự tính ban đầu thì cũng không nên.
Chúc các bạn thành công.